CÂY LEO HẠNH PHÚC (4)

.4.

bia_cayleohanhphucBố có tài nhớ dai và tài…lười đọc sách. Bố lại thường xuyên nằm nhà, không thích la cà những nơi trà đình, tửu điếm. Bố viết về nhẩy đầm thì đâu ra đấy nhưng không biết nhẩy đầm. Bố cho các nhân vật trong truyện của bố tán gái rất đỗi là bay bướm, mùi mẫn song bố quả quyết bố chưa tán gái lần nào! Bố hơi làm tàng khi tuyên bố:

Continue reading

TRẦN THỊ DIỄM CHÂU (1-10)

vm-tranthidiemchau-biaCopyright by Duyên Anh Vũ Mộng Long 1967

Những đoạn viết về Sơ Joséphine – Mẹ Bề Trên
để riêng tặng vợ tôi,
và các em Nguyễn Ngọc Yến, Nguyễn Ngọc Minh.
D.A.

( Lê Thy đánh máy lại từ bản scan của http://vietmessenger.com/books/) Continue reading

MÂY MÙA THU

(Lê Thy đánh máy lại từ bản scan của http://vietmessenger.com/)bia_maymuathu

Xuân đời chưa hưởng kịp
Mây mùa thu đã sang.
(Vũ Hoàng Chương)

Kính tặng nhạc phụ của tôi: Ông Nguyễn Ngọc Đề
và các bạn Miền Nam thân quý.
Duyên Anh VŨ MỘNG LONG

Mùa thu, mây thường trôi cả về một phía trời, tụ tập ở đó. Người ta bảo mây xây thành. 

Có một cụm mây không thích trôi theo những cụm mây khác.  Nó tách riêng ra, thoát lên cao. Và lang thang bay trên vùng trời bao la.  Mười mấy năm rồi, tôi vẫn còn nhìn thấy cụm mây đơn độc ấy, mỗi năm, trời vào thu . Dễ chừng, cụm mây đã già bằng tuổi ba mươi ba của tôi.

Cụm mây đơn độc ơi, bay thơ thẩn nửa đời người mà chẳng biết bay đến bao giờ mới thôi, bay đến phương nào mới chịu dừng lại. Cụm mây đơn độc, sao nó giống tôi thế. Nhưng đừng nên dừng lại xây thành. Dừng lại, mây sẽ thành mưa.  Và tôi sẽ không còn gì để nhớ nhung mỗi độ thu về.  Hãy thoát lên cao, lên cao nữa…. Hãy bay một mình, bay một mình mãi mãi. Như vậy, ngàn năm không ai nỡ quên em, cụm mây đơn độc của tôi ạ!

duyenanh_sign2

Xem tiếp – 1 –
Trở về Các Chương Khác

NGÀY XƯA CÒN BÉ

ngayxua– 1 –

Mười bảy tuổi, ngày xưa, còn bé lắm. Và càng bé lắm đối với cậu học trò tỉnh lỵ lên Hà Nội trọ học như tôi. Tôi nhớ khi chiếc xe Con Voi của ông Lê Văn Ðịnh rồ máy, mẹ tôi vẫn dúi thêm vào tay tôi ve dầu Nhị Thiên Ðường tuy ở túi tôi đã có một ve và trong va li của tôi, riêng một góc, xếp đầy các thứ thuốc đau bụng, cảm sốt, ho gió, dầu Nhị Thiên Ðường. Chỉ thiếu vài núm vú. Sự săn sóc tỉ mỉ của mẹ tôi đủ nói rằng tôi còn bé lắm. Mẹ tôi bắt tôi mặc hai chiếc áo sơ mi giữa mùa hè, sợ đi đường trúng gió. Lại gói thêm cơm nắm giò rim, dặn dò không được ăn bánh dọc đường, sợ mắc dịch tả. Qua phà Tân Ðệ không được nhìn xuống sông, sợ say sóng. Cậu học trò tỉnh lỵ, dưới mắt mẹ tôi, thế đấy. Tôi ngoan ngoãn nghe lời mẹ dạy. Vì tôi còn bé thật, bé lắm. Chưa đủ, mẹ tôi nhờ mấy người bạn thân của tôi “che chở” tôi, “bênh vực” tôi trên đường dài những trăm cây số ngàn cùng chuyến đi trọ học. Giá xe không chuyển bánh, mẹ tôi sẽ không hết lời dặn dò. Continue reading

Trường Cũ

biasach_truongcu-1-

Như tất cả những căn nhà lá được dựng lên trên đổ vỡ của tiêu thổ kháng chiến hồi mới về tề, trường của tôi vách bùn trộn rơm, mái rạ, nằn sau đền Mẫu. Trường chỉ có ba lớp. Đệ ngũ và đệ lục học buổi chiều. Đệ tứ học buổi sáng tại nhà riêng của thầy hiệu trưởng Đinh Văn Lô. Cổng trường cách con đường tráng nhựa một vỉa hè nhỏ, nước cống đen nháy lưu thông quanh năm. Bên kia là dẫy nhà của vợ lính, me Tây và gái giang hồ. Phía trong là khu nhà thương viện trợ Mỹ trông giống như cái tùm hum, xám xịt, dán đầy nhãn hiệu hai bàn tay nắm chặt nhau trên nền cờ Mỹ. Suốt ngày, xe cứu thương Pháp cắm cờ Hồng Thập Tự, bóp còi inh ỏi chạy qua. Chúng tôi đã học hành trong cảnh thê lương và chết chóc đó. Continue reading

Vũ Trung Hiền – DUYÊN ANH VÀ TÔI: Chương 6-13

davtCHƯƠNG SÁU

Khoảng tháng ba, tháng tư, 1993, Duyên Anh gọi cho tôi. Giọng anh hớn hở:

– Anh vừa viết xong được một tập Nhìn Lại Mình rồi…

– Nhìn Lại Mình là thế nào? Tại sao anh lại đặt cái tựa này?

– Đây là một thứ hồi ký lịch sử, phần tiếp theo của Nhìn Lại Những Bến Bờ. Anh kết hợp cả văn nghệ và chính trị vào trong bộ này. Phải bốn tập mới xong cơ. Xong rồi, thì cũng phải tới hai nghìn trang. Cái tựa, thì anh lấy hứng từ câu nhạc của thằng Trịnh Công Sơn “…nhìn lại mình, đời đã xanh rêu” ấy mà. Continue reading

Vũ Trung Hiền- DUYÊN ANH VÀ TÔI: Chương 1-5

davt Hồi ký của một người thân thiết nhất với Duyên Anh về những kỷ niệm và những buồn, vui, ghét, giận, hận thù, thứ tha trong cuộc đời của một nhà văn có hàng trăm người ghét nhưng cũng có cả triệu người thương.

Thay lời tựa

Định mạng đưa tôi đến với Duyên Anh và trở thành người em kết nghĩa được anh tin cậy và yêu mến nhất. Trong những năm tháng cuối đời Duyên Anh, tôi được may mắn gần gũi anh một thời gian, được chuyện trò, học hỏi, vui đùa với anh như với một người bạn thiết. Chẳng biết có phải vì linh cảm lần gặp gỡ tháng 8, 1995 sẽ là lần cuối cùng hai anh em sống gần nhau không, Duyên Anh bảo tôi thu băng lại những điều anh tâm sự, và dặn tôi “mai đây, anh có chết, em đừng buồn, vì lời anh nói vẫn còn ở bên em”. Những cuốn băng ấy là kỷ vật vô giá anh để lại cho tôi. Mỗi lần nghe lại, tôi còn thấy như thoáng đâu đây hình ảnh của một Duyên Anh tràn đầy sức sống, mái tóc bồng bềnh, da mặt hồng hào, nụ cười rạng rỡ, với tiếng cười ngạo nghễ, pha lẫn những câu chửi thề dòn dã bên ly rượu, trong phòng khách, ngoài vườn sau…

Continue reading

TRẠI TẬP TRUNG: Phụ Lục

PHẦN NGOÀI HỒI KÝ

KINH NGHIỆM NGỤC TÙ
LÀM NÊN TÁC PHẨM

CONEX

James Fisher nằm trong conex như con dế nằm trong hộp diêm. Conex, container exchange, cái thùng uốn bằng tôn vuông vắn mỗi bề hai mét, người Mỹ dùng để chứa hàng hóa, chiến cụ, chuyển xuống tàu chở sang Việt Nam. Sau khi rút khỏi Việt Nam, người Mỹ vất lại nhiều thứ. Continue reading

Trại Tập Trung: Phần II

traitaptrung_biaPhần thứ hai:
THƠM NỒNG TRÁI ĐẮNG
(Rừng Lá Z30 D)

-12-

Đi về đâu? Tôi không biết. và tôi cũng chẳng cần biết làm gì. Tôi đã đi từ nhà tôi đến Sở Công An thành phố Hồ Chí Minh. Tôi đã đi từ Sở công an đến đề lao Gia Định. Tôi đã đi từ đề lao Gia Định đến khám lớn Chí Hòa. Tôi đi đi từ cái tĩnh này vào cái tĩnh khác. Rồi tôi đi từ khám lớn Chí Hòa đến Sa Ác, tôi đi từ cái tĩnh ra cái động. Tôi có kinh nghiệm này: Cái tĩnh là sự đầy đọa linh hồn, cái động là sự đầy đọa thể xác. Cả hai cộng lại thành một hình phạt của thù hận mà người cộng sản đã tự hào tuyết hận tôi, tuyết hận một nhà văn chống đối họ bằng tư tưởng và chữ nghĩa. Continue reading

Nhà Tù – Phần III

nhatu_biaPhần thứ ba:
ĐAU THUƠNG
(Khám Chí Hòa)

-21-

– Đi đâu các ông?

– Không xa đâu.

– Tại sao ông biết?

– Đi xa nó phải phát thực phẩm ăn dọc đường chứ. Loanh quanh thành phố thôi. Chưa biết chừng, lát nữa, chúng ta lại trở về đề lao.

Continue reading

Nhà Tù – Phần II

nhatu_biaPhần thứ hai:
THỐNG KHỔ NHẬP MÔN
(ĐỀ LAO GIA ĐỊNH)

-10-

Chuyến xe đời chập chùng hệ lụy đổ chúng tôi xuống một địa chỉ mới. Địa chỉ mới, với tôi. Với dân tộc tôi thì nó đã quen thuộc đến cũ mèm. Số 4 đường Phan Đăng Lưu, Quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, là địa chỉ mới ấy. Trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, không ai cần biết số 4 đường Chi Lăng, tỉnh Gia Định. Những kẻ biết nó đều bất hạnh. Vì nó khoác cái nhãn hiệu hãi hùng: Đề lao Gia Định. Continue reading

Nhà Tù – Phần I

nhatu_bia

GỌI LÀ THAY LỜI TỰA

Tôi không có ý định viết hồi ký về những năm tù đầy của tôi khi tôi trở lại đời sống bình thường. Con người sinh ra là để chịu đựng mọi hệ lụy. Từ đầu đường oan nghiệt, tôi khởi sự khóc và tôi sẽ gục ngã ở cuối đường oan nghiệt. Từ đấy, theo tôi, là những cái mộ u cao hơn, nhiều chông gai hơn những cái mộ u khác dốc dài sau đó. Vượt qua hay chẳng vượt qua thì rồi cũng chết. Có những cái chết thật vô tích sự và mục rả như có cây tàn tạ. Có những cái chết được phục sinh. Continue reading

Biên Giới

OLYMPUS DIGITAL CAMERANgười con gái đi xe vê-lô-xô-lếch. Anh chưa kịp nhận xét nhan sắc của nàng. Trên những con đường không hò hẹn, bao nhiêu tà áo đã từng băng qua như thế, nên anh chỉ biết thả tầm mắt đuổi hình ảnh mà tưởng tượng. Hôm nay cũng vậy, anh định nhìn theo người con gái với cảm nghĩ thường lệ nhưng không hiểu sao tim anh đập mạnh và tâm hồn nao nức đến hoang mang. Continue reading

Hoa Thiên Lý

OLYMPUS DIGITAL CAMERAMẹ tôi yêu hoa thiên lý như yêu chồng con. Chả biết mầu xanh dìu dịu của lá và hương thơm nhẹ nhàng của hoa thiết tha là bao mà mẹ tôi âu yếm nó thế.

Thường thường mẹ tôi trồng từng khóm. Mẹ bắc khum khum một cái giàn. Chiều chiều mẹ xách nước tưới vào gốc cho cây chóng lớn. Khi lá theo cành lên kín đầy giàn và khi loài ve sầu rủ rê mùa hạ sang thì họ hàng nhà bọ ngựa đã tha thẩn cả ngày leo bò lên giàn hoa lý xanh tươi.

Đối với tôi hồi còn bé có lẽ cây ổi chĩu nặng quả chín còn thú vị hơn giàn hoa thiên lý của mẹ. Nhưng mỗi lần theo mẹ mang rỗ ra vườn hái từng chùm hoa về nấu canh với cua đồng, tôi thấy lòng tôi hớn hở và cả lòng mẹ cũng tươi nở dưới giàn hoa. Continue reading